BUSHNELL TROPHY XLT

SẮP XUẤT HIỆN

Thứ Ba, 30 tháng 12, 2014

[REVIEW] Mền dù rằn ri cực chất.

Một số hình ảnh sơ lược về mền dù rằn ri cực đẹp, cực chất và cực ấm dành cho các phượt thủ nhân dịp cuối năm và cận Tết Nguyên Đán nhé.


Mền dù rằn ri
Giá cả: Liên hệ.
 Kích thước cực kì lớn.
 Vải rất sáng và không lem màu như các sản phẩm khác.
 Rìa mép là màu xám xanh (có một số có màu xanh lá đậm)
 So sánh kích thước với tăng (mền dù) hàng Camuchia mình đang xài.

Vì có lớp bông gòn ở giữa khá nhiều nên dày hơn lọai mình đang xài, tất nhiên cũng ấm hơn hẳn.
Đường may khá rõ nét và đều đặn.

Thứ Bảy, 27 tháng 12, 2014

[REVIEW] Card Sharp sắc như dao cạo.



Test độ sắc lưỡi dao xếp ATM IAIN SINCLAIR. Giá chính thức shop đang bán là 75.000đ.
Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ số ĐT: 0902.854.867 (Hải Anh).

Thứ Năm, 20 tháng 11, 2014

[REVIEW] Nikon Monarch 3.

Ống nhòm Nikon Monarch 3 - 8x42 ATB.
Dòng: cao cấp
Nikon Monarch 8x42 DCF (tên tại Châu Âu).
Giá: Liên Hệ.

Hệ thống quang học ống nhòm Nikon Monarch 3
Thấu kính của Nikon Monarch được tráng hoàn toàn bằng nhiều lớp đặc biệt giúp tăng độ phân giải và cường độ ánh sáng truyền qua. "Fully-MultiCoated" (Đa lớp phủ quang học) có tác dụng triệt tiêu tối đa các tia sáng phản xạ, nó giúp tránh được một số lỗi trong quang học. Đó là phương pháp giúp nâng cao chất lượng hình ảnh hơn và tất nhiên đó là điều ai cũng muốn. Một số ống nhòm có chất lượng thấp hơn chỉ có dòng chữ "MultiCoated" mà thôi.

Lăng kính BaK-4 cũng giúp cải thiện chất lượng hình ảnh của ống nhòm, nó giúp cho bạn tránh bị mỏi mắt khi phải quan sát trong khoảng thời gian dài.

Với trường nhìn tối đa 330ft/1000yard (chiều rộng khung cảnh là 100m ở khoảng cách xa 1000m) nó tương đương với một số ống nhòm như Bushnell Legacy 8x42. Các ống nhòm có cùng thông số nhưng tốt hơn Nikon như Zeiss 8x42 Victory FL và Leica 8x42 Ultravid HD nhưng 2 lọai này thì lại quá mắc đi.

Thân của Nikon Monarch 3:
Khối lượng của Nikon Monarch 3 cũng khá nhẹ chỉ khoảng 600 gr cho phần thân được cấu tạo theo kiểu Proof. So với các lọai ống nhòm cùng thông số và cấu tạo khác thì trọng lượng này tương đối dễ thao tác và thực hiện. Trọng lượng của Leica 8x42 UltraHD cũng phải tới 750 gr và giá mắc hơn.

Lớp vỏ ngòai là thép được bọc cao su (rubber-armored), đây là yếu tố làm nên cân nặng của ống nhòm này. Nhưng thay vào đó nó như một tấm đệm giúp bảo vệ ống nhòm được tốt hơn, kể cả chống sốc và va đập mạnh. Tổng thể về ống nhòm cầm trên tay rất cân bằng, cảm giác thoải mái khi phải cầm và quan sát trong thời gian dài.

Chức năng chống nước:
Ống nhòm Nikon Monarch cũng được bơm khí Nitơ y như các lọai ống nhòm trong dòng Legacy của Bushnell vào trong kèm với ron cao su "niêm phong" có thể tránh được nước và sương mù.

Đệm mắt:
Đệm mắt của Nikon Monarch 3 cũng được thiết kế giống như Bushnell Legacy với khoảng đặt mắt tối đa là 19,6mm tạo cảm giác thoải mái khi trông ảnh kể cả người đó có đeo kính.

Lấy nét:
Không có gì hoàn hảo hơn để nói về cơ chế lấy nét của Nikon Monarch 3 ngòai vài dòng đánh giá rằng núm lấy nét to nhưng nhẹ, êm nên chỉnh rất nhanh và chính xác.

Thân thiện môi trường (Eco-Friendly):
Hãng sản xuất rất biết bảo vệ môi trường và nhà máy rất có trách nhiệm với các chất như chì hay asen thì mặc nhiên hoàn toàn không có.

Bộ ống nhòm bao gồm: Ống nhòm, dây đeo, túi, sách hướng dẫn, khăn lau, nắp đậy kính.

Về chính sách bảo hành:
Chính sách bảo hành của hãng tối đa 25 năm. Nếu bạn đang sử dụng ống nhòm của hãng và muốn được bảo hành nhưng lại quá thời hạn cho phép hãng vẫn có thể tiếp tục dịch vụ với chi phí chỉ 10 USD thêm một khoảng phí vận chuyển (điều kiện lỗi không do người dùng gây ra).

Tổng kết:
Ống nhòm Nikon Monarch 3 8x42 phù hợp với các chuyến dã ngọai, nghiên cứu khoa học, trắc địa, ngắm cảnh, xem muông thú. Với chất lượng hình ảnh đã được đề cập trong bài cùng với chế độ bảo hành tối đa rất đáng cho các bạn sử dụng.

Ưu điểm:
- 100% chống nước và sương mù.
- Nhẹ nhưng bền với phần thân được làm bằng thép bọc cao su.
- Khoảng đặt mắt dài (19,6mm).
- Tráng phủ toàn diện.
- Chất liệu làm lăng kính BaK-4.
Nhược điểm:
- Nắp đậy bảo vệ thấu kính lỏng, dễ bị rơi ra.
 Người dịch: Hải Anh

Nguồn: http://www.bestbinocularsreviews.com/Nikon8x42MonarchATB-26.htm

Kiến thức cơ bản về ống nhòm

Chương trình đặt hàng quốc tế

Thông tin liên hệ

Thứ Tư, 27 tháng 8, 2014

[Review] Độ sáng đèn pin C8 chip XML-T6.

Bài review chi tiết về độ sáng của 2 dòng đèn pin hiện đang có hàng trên trang http://www.ongnhomchinhhang.blogspot.com/ . Xin mời mọi người tham khảo.
Full box. 

Cầm trên tay to hơn C30, kô có chức năng zoom.

 Chóa vs Led XML-T6. Mặt kính thủy tinh.

 Chip XML-T6

 Tháo rời C8.

 Background test sáng trong môi trường bình thường (ánh sáng 2 đèn huỳnh quang).
F/2.8 - 1/8s - ISO 200.
 
 


Tắt đèn và bật đèn pin c8 chế độ High (pin đầy).
F/2.8 - 1/8s - ISO 200.
 


 Chế độ Medium.
F/2.8 - 1/8s - ISO 200.

 Chế độ Slow.
F/2.8 - 1/8s - ISO 200.

 Chế độ High C30 (zoom out).
F/2.8 - 1/8s - ISO 200.

 Chế độ High của C30 (zoom in).
F/2.8 - 1/8s - ISO 200.

 So sánh trực quan High C8 vs High C30.
F/2.8 - 1/8s - ISO 200.

Hải Anh.

Thứ Năm, 17 tháng 7, 2014

Ống nhòm 2 mắt Redfield

REDFIELD Repel 8x42 | 10x42 | 10x50
Redfield Rebel 8x42 : 4,550,000 VND

Redfield Rebel 10x42 :5,570,000 VND

Redfield Rebel 10x50 :6,090,000 VND
Tình trạng: liên hệ
REDFIELD REBEL
Thông số kỹ thuật 


Hệ lăng kính : roof


Độ mở : 50mm / 42mm
Độ phóng đại : 10x / 8x
Trường nhìn / Trường nhìn thị kính : 7.5 độ (8x42mm) / 6.5 độ (10x42mm) / 5.5 độ (10x50mm)
Khoảng lấy nét gần nhất: 1.6m (8x42mm) / 1.3m (10x42) / 2.9m (10x50mm)

Loại thủy tinh: BaK-4
Lớp tráng phủ: Fully-multi coated
Khoảng đặt mắt (eye relief) : 17mm / 16.5mm / 18mm

Vòng tròn thị kính (exit pupil) : 5.25mm / 4.2mm / 5mm
Cơ chế lấy nét : Trung tâm, khoảng chạy nằm bên trong
Đệm mắt thị kính : Dạng xoay (có thể điều chỉnh chiều dài)
Chống nước :

La bàn: Không
Lỗ gắn adapter Tripod :

Khối lượng : 686g (8x42mm) / 690g (10x42mm) / 850g (10x50mm)
Phụ kiện : Bao da, dây đeo, sách hướng dẫn, cap thị kính và vật kính

Ống nhòm 2 mắt Konus

KONUS 20x80 Giant
Giá: 4,570,000 VND
Tình trạng: liên hệ




Thông số kỹ thuật

Hệ lăng kính: Porro
Độ mở : 80mm
Độ phóng đại :20x
Trường nhìn / Trường nhìn thị kính : 2.8 độ / 56 độ
Khoảng lấy nét gần nhất: 10m
Loại thủy tinh: BK7
Lớp tráng phủ: Coated
Khoảng đặt mắt (eye relief) : 18mm
Vòng tròn thị kính (exit pupil) : 4mm
Cơ chế lấy nét : Trung tâm
Đệm mắt thị kính : Cao su mềm - dạng bẻ gập
Chống nước : Không

La bàn: Không
Gắn Tripod : Có sẵn adapter tripod

Khối lượng : 2500g
Phụ kiện : Bao da cứng, dây đeo, sách hướng dẫn

Ống nhòm 2 mắt Vixen.


 VIXEN ASCOT 10x50 (Superwide)
Giá : 6,350,000 VND
Tình trạng: liên hệ


Thông số kỹ thuật

Hệ lăng kính: Porro - gương phản xạ
Độ mở : 50mm
Độ phóng đại : 10x
Trường nhìn / Trường nhìn thị kính : 8.5 độ / 85 độ
Khoảng lấy nét gần nhất: 7m
Loại thủy tinh: BaK4
Lớp tráng phủ: Multi coated
Khoảng đặt mắt (eye relief) : 7mm
Vòng tròn thị kính (exit pupil) : 5mm
Cơ chế lấy nét : Trung tâm
Đệm mắt thị kính : Silicon mềm
Chống nước : Không

La bàn: Không
Gắn Tripod :

Khối lượng : 900g
Phụ kiện : Bao da, dây đeo, sách hướng dẫn của Vixen (song ngữ Anh - Nhật) cap thị kính và vật kính

Ống nhòm 2 mắt Celestron

 Celestron Cavalry 7x30 series
Giá: 3.349.000 (chỉ còn 1 cái duy nhất).
Tình trạng: còn hàng (in stock)
Thông số kỹ thuật:

Hệ lăng kính: Porro
Độ mở : 30mm
Độ phóng đại : 7x
Trường nhìn / Trường nhìn thị kính : 8,2 độ
Khoảng lấy nét gần nhất: 2,5m
Loại thủy tinh: BaK4
Lớp tráng phủ: Fully-Multi coated
Khoảng đặt mắt (eye relief) : 17,5mm
Vòng tròn thị kính (exit pupil) : 4.2mm
Cơ chế lấy nét : Trung tâm
Đệm mắt thị kính : Dạng vặn xoay
Chống nước :
La bàn:
Thước ngắm:
Gắn Tripod :
Khối lượng : 454 gram
Phụ kiện : Bao da, dây đeo, khăn lau chuyên dung, sách hướng dẫn của Celestron, cap thị kính và vật kính.

-----------------------------------------------------------------------------
 CELESTRON SKYMASTER 15x70
Giá: 3,690,000 VND
Tình trạng: Chưa có sẵn. Đặt hàng trong 4-6 tuần. 




Thông số kỹ thuật

Hệ lăng kính: Porro
Độ mở : 70mm
Độ phóng đại : 15x
Trường nhìn / Trường nhìn thị kính : 4.4 độ / 66 độ
Khoảng lấy nét gần nhất: 13m
Loại thủy tinh: BaK4
Lớp tráng phủ: Multi coated
Khoảng đặt mắt (eye relief) : 18mm
Vòng tròn thị kính (exit pupil) : 4.7mm
Cơ chế lấy nét : Trung tâm
Đệm mắt thị kính : Dạng gập cao su mềm
Chống nước :
La bàn: Không
Gắn Tripod : Có + Có kèm L adapter để gắn Tripod
Khối lượng : 1361g
Phụ kiện : Bao da, dây đeo, khăn lau chuyên dung, sách hướng dẫn của Celestron, cap thị kính và vật kính, L adapter để gắn tripod

-----------------------------------------------------------------------------

Thứ Tư, 16 tháng 7, 2014

Đèn pin C8


Đèn pin C8
 Led Q5: 300.000đ  / T6: 370.000đ
(Miễn phí giao hàng tại Q.1; Q.3; Q.5)


Thông số kỹ thuật:
-chip led CREE Q5 hoặc XML T6
-Vỏ nhôm

-5 chế độ sáng
-Độ sáng từ 200-600lm. (1lm= 1 ngọn nến)

Đèn pin C30

Đèn pin C30 cải tiến 
Giá:250.000đ
(Miễn phí giao hàng tại Q.1; Q.3; Q.5)
 




Thông số kỹ thuật:
Tình trạng: còn zin.
-Bản nâng cấp nên không cần khớp nối vẫn xài đc cả 2 loại pin (18650 vs AAAx3).
-Chi tiết cơ khí tốt, chắc chắn
-Ron cao su chống nước (có thể dầm mưa nhẹ).
-Chip led 180lm
  -Bao gồm pin 18650 + sạc.

Thứ Ba, 15 tháng 7, 2014

Khoe hàng đầu năm

Nhân  dịp đầu năm mới shop xin kính chúc quý khách hàng gần xa một năm mới an  khang, thịnh vượng, phát tài, phát lộc, gặp nhiều may mắn. Vật chất,  tinh thần đầy đủ, sức khỏe dồi dào.

Để cho không khí  thêm phần sôi nổi, shop xin mở màn dịp đầu năm bằng 2 "cô bé" shop cho  là ưng ý nhất đem lên diện kiến mọi người.
 "Cô bé" góc trái tên là Bushnell Legacy WP 8x42 và kế bên là Bushnell H2O waterproof 10x42.
Với  thông số kĩ thuật theo theo nhà sản xuất thì Legacy cho chất lượng hình  ảnh sắc nét, trung thực hơn H2O (extra bright). Thực sự quả là đáng  đồng tiền bát gạo để tậu "bé" Legacy này về và chiêm ngưỡng những hình  ảnh không thể nào quên được.
Tuy  vậy, điểm nhỏ gọn lại thuộc về "bé" H2O với hệ thống lăng kinh proof  tiên tiến hơn so với hệ thống lăng kính Porro của Legacy quả thực "bù  qua sớt lại", hình ảnh của H2O không thua kém gì người bạn " Bushnell  nhãn vàng".
Một  điểm nữa làm nên sự khác biệt cho H2O là cơ chế lấy nét tiên tiến. Cơ  chế lấy nét này làm dịch chuyển hệ thấu kính bên trong ống nhòm mà không  làm thay đổi kích thước bên ngoài của ống. Tức rằng, bạn có xoay núm  lấy nét bao nhiêu đi chăng nữa thì kích thước ống nhòm vẫn giữ nguyên.
Nhận  xét chung: Đối với "Bushnell nhãn vàng" Legacy đã đánh vào tâm lý khách  hàng chuộng chất lượng hình ảnh sắc nét cùng với màu sắc rực rỡ mà bỏ  qua cơ chế lấy nét bên trong. Hệ thống lăng kính đảo ảnh Porro cũng được  áp dụng vào nhằm giảm giá thành. Nói cách khác, chất lượng hình ảnh  được chau truốt mạnh mẽ.

Tăng tính cơ động + nhỏ gọn +  nhẹ và linh hoạt đã bù đắp phần nào cho chất lượng hình ảnh của Bushnell  H2O waterproof ví như một "cô bé" nhỏ người, nhanh nhẹn, không quá e  thẹn với môi trường là những yếu tố trên đã bù đắp cho chất lượng hình  ảnh chỉ thua kém Legacy 1 bước.



Chi tiết đặt hành xin liên hệ: 0902.854.867 (Đặng Hải Anh)
Đặt hàng online xin gửi về hòm thư: hai-anh.dang@vietastro.org

Chúng tôi đánh giá ống nhòm như thế nào?

CHÚNG TÔI ĐÁNH GIÁ ỐNG NHÒM NHƯ THẾ NÀO ?

Mỗi ống nhòm được bán bởi www.Cuahangkhoahoc.com đều được đều được những thành viên kỹ thuật của HAAC kiểm tra và chấm điểm đánh giá (review) để người mua có cái nhìn tổng quát và chính xác nhất về chất lượng của ống nhòm mà không cần phải xem trực tiếp. Nói cách khác hệ thống đánh giá này đại hiện cho một khách hàng khó tính giúp bạn lựa chọn được ống nhòm ưng ý với chất lượng cao.

Quy tắc đánh giá

- Chỉ đánh giá chất lượng của bản thân mỗi ống nhòm, không so sánh giữa các ống nhòm có độ mở khác nhau với nhau.

- Thang điểm 1 – 5 cho mỗi tiêu chí. Những tiêu chí quan trọng được tính hệ số 2 khi chia trung bình.

- Điểm đánh giá trên thông số chiếm 50%, điểm đánh chất lượng quan sát thực tế chiếm 50% còn lại.

- Điểm đánh giá tổng kết được quy đổi ra phần trăm so với ống nhòm lý tưởng.

Ý nghĩa thang điểm:

100% Ống nhòm lý tưởng
93 - 99 % Ống nhòm ngoài mong đợi
87 - 92 % Ống nhòm tuyệt vời
80 - 86 % Ống nhòm rất tốt
73 - 79 % Ống nhòm tốt
67 - 72 % Chất lượng trung bình
60 - 66 % Chất lượng hơi tệ
50 - 59 % Chất lượng rất te
Dưới 50 % Vô giá trị


I. ĐÁNH GIÁ THÔNG SỐ

Việc đánh giá dựa trên thông số của ống nhòm được cho bởi nhà sản xuất bao gồm 10 tiêu chí, mỗi tiêu chí được chúng tôi đo đạc kiểm tra lại, chấm điểm dựa trên thông số thực tế mà ống nhòm đạt được với các hệ số khác nhau tùy theo độ quan trọng của tiêu chí đó, cụ thể như sau:

Trường nhìn – FOV, AFOV

Đầu tiên chúng tôi đo kiểm chứng trường nhìn biểu kiến (Field of view – FOV) thực tế mà ống nhòm đạt được so với thông số do nhà sản xuất cung cấp. Tất cả quy về đơn vị đo góc là “độ”.

Do FOV phụ thuộc vào độ phóng đại của ống nhòm, chúng tôi đánh giá tiêu chí này bằng cách quy về trường nhìn thực tế của thị kính (Apparent field of view – AFOV) với công thức: “AFOV = FOV * độ phóng đại” . Điểm số càng cao với những ống nhòm có AFOV càng lớn và ngược lại. Với những ống nhòm có AFOV > 60 độ được gọi là “ống nhòm góc rộng”, điểm số sẽ đạt 5/5.

Tiêu chí này mang hệ số 2 trong hệ thống tính điểm.

Khoảng đặt mắt – Eye relief

Khoảng đặt mắt càng dài càng hỗ cho người có đeo kính dễ dàng nhìn qua ống nhòm. Thông thường thông số này nằm ở khoảng từ 5-22mm đối với ống nhòm. Thông số này càng dài điểm số sẽ càng cao.

Chúng tôi kiểm tra lại thông số này bằng cách đo thực tế, đồng thời thử đeo kính rồi nhìn qua ống nhòm để đánh giá cảm giác, trường nhìn còn lại so với khi không đeo kính.

Tiêu chí này mang hệ số 1 trong hệ thống tính điểm.

Tráng phủ - Coating

Đây là tiêu quan trọng đại diện cho khả năng cho phép ánh sáng khả kiến xuyên qua ống nhòm đến được mắt người quan sát. Lớp tráng phủ càng tốt (chất liệu tráng phủ, số lớp, bề mặt nào được tráng …) điểm đánh giá sẽ càng cao.

Ảnh này đã được làm nhỏ lại. Bấm vào đây để xem kích thước thật 750x250.

Các loại tráng phủ thường gặp

Các loại tráng phủ thường gặp như :

- Coated : Được tráng phủ 1 lớp ở bên ngoài vật kính và thị kính
- Fully coated : Tất cả các bề mặt bao gồm cả lăng kính bên trong được tráng phủ 1 lớp.
- Multi coated : Giống như fully coated nhưng có thêm ít nhất 1 bề mặt được tráng phủ nhiều lớp.
- Multi fully coated : Tất cả bề mặt bao gồm cả lăng kính bên trong điều được tráng phủ nhiều lớp, đây là loại tráng phủ rất tốt thường thấy ở các ống nhòm đắt tiền.
- Special coated : Thường thấy ở những hãng ống nhòm danh tiếng như Steiner, Carl Zeiss, Fujinon … có chất lượng cực kì cao và được đặt tên riêng tùy theo tác dụng, tùy theo hãng.
- Rubi coated : Đặc điểm làm ống có màu đỏ hoặc cam khi nhìn bề ngoài. Lớp tráng phủ này lọc bớt màu đỏ cho những trường hợp dùng đặc biệt, nhưng thường làm cản trở bớt ánh sáng xuyên qua ống nhòm nên không được đánh giá cao cho ống nhòm thiên văn.
- Các loại tráng phủ khác: bị đánh giá thấp vì chỉ có tác dụng làm đẹp cho ống nhòm khi nhìn bên ngoài, tác dụng xấu đến độ sáng, màu sắc và chất lượng hình ảnh. Đặc điểm là ống kính có màu phản chiếu rất rực rỡ và tươi khi nhìn bền ngoài.

Chúng tôi đánh giá dựa trên quảng cáo của nhà sản xuất và kết hợp với kinh nghiệm nhìn màu sắc phản chiếu, độ tối trong lòng ống kính để cho điểm.

Tiêu chí này mang hệ số 2 trong hệ thống tính điểm.

Loại lăng kính - prism

Chúng tôi nhận biết thủy tinh làm lăng kính là loại gì. Loại lăng kính tốt (như BaK-4) sẽ cho vòng tròn ánh sáng khi nhìn qua thị kính (exit pupil) tròn hoàn hảo, loại lăng kính rẻ tiền hơn (như BK7) là làm vòng tròn này bị vát cạnh bằng một viền mờ. Ống nhòm sử dụng lăng kính BaK-4 sẽ được 5/5 điểm.

Tiêu chí này mang hệ số 2 trong hệ thống tính điểm.

Khoảng lấy nét gần nhất – close focus

Chúng tôi đo khoảng cách lấy nét gần nhất mà ống nhòm có thể đạt được.
Tiêu chí này ảnh hưởng đến người sử dụng muốn nhìn những vật ở gần, khoảng cách này càng nhỏ càng được đánh giá cao. Thế nhưng những ống nhòm có độ phóng đại lớn rất khó có được khoảng lấy nét gần nhất nhỏ, do đó chúng tôi đánh giá tiêu chí này tùy theo độ phóng đại.

Tiêu chí này mang hệ số 1 trong hệ thống tính điểm.

Độ mở thực – real aperture

Độ mở thực của ống nhòm có thể khác so với thông số nhà sản xuất cung cấp, có thể vì lý do nào đó nhà sản xuất phải cắt giảm hoặc che bớt bên trong để làm giảm độ mở này mặc dù đo vật kính vẫn đúng như công bố. Việc này ảnh hưởng nhiều đến lượng ánh sáng mà ống nhòm có thể thu nhận.

Chúng tôi kiểm tra thông số này bằng cách kiểm tra đường kính của vòng tròn thị kính (exit pupil) thực so với lý thuyết. Số điểm được tính theo phần trăm diện tích mà vòng tròn thị kính đạt được so với thông số lý thuyết. Nếu 100% ống nhòm được 5/5

Tiêu chí này mang hệ số 1 trong hệ thống tính điểm.

Cơ chế lấy nét - focuser

Cơ chế này bao gồm 3 cơ chế : Trung tâm, từng mắt (độc lập), không có focus

Chúng tôi sử dụng ống nhòm quan sát chuyển đổi liên tục giữa các mục tiêu có khoảng cách khác nhau, cảm nhận tính dễ sử dụng, cơ chế vận hành, độ trơn mượt, độ rơ, thiết kế tăng ma sát với ngón tay của con lăn focus … để cho điểm.

Tiêu chí này mang hệ số 1 trong hệ thống tính điểm.


2 thiết kế chỉnh tiêu cự cơ bản

Hiệu chỉnh độ cận - diopter

Tiêu chí này được đánh giá dựa trên khoảng biến thiên diop có thể đáp ứng, cơ chế vận hành của vòng xoay hiệu chỉnh. Nếu sự vận hành trơn mượt sẽ được điểm cao, nếu ngón tay phải dùng lực nhiều, gây rung tay khi chỉnh diop sẽ bị đánh giá thấp.

Tiêu chí này mang hệ số 1 trong hệ thống tính điểm.

Ảnh này đã được làm nhỏ lại. Bấm vào đây để xem kích thước thật 750x250.

Các loại vòng hiệu chỉnh độ cận

Vật liệu phủ ngoài thân ống nhòm – body material

Chúng tôi đánh giá dựa vào cảm nhận về vật liệu và thiết kế các chi tiết trang trí bên ngoài thân ống nhòm. Tiêu chí này ảnh hưởng đến cảm giác thoải mái cho bàn tay người quan sát khi cầm ống nhòm quan sát trong thời gian dài, ngoài ra còn ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của ống nhòm.
Việc đánh giá dựa trên các đặc tính như: cảm nhận về độ bền của vật liệu, khả năng chống lão hóa của cao su và nhựa (cao su không tốt sẽ bị chảy dẻo hoặc giòn khi sử dụng lâu, gây bám bụi hoặc nứt gãy), giảm in vân tay, sự trao chuốt bề mặt, các logo nổi và chìm được trang trí trên thân ống làm tăng giá trị của ống nhòm …

Tiêu chí này mang hệ số 1 trong hệ thống tính điểm.

Ảnh này đã được làm nhỏ lại. Bấm vào đây để xem kích thước thật 1000x250.

Một số logo đẹp tăng giá trị thẩm mỹ cho thân ống nhòm

Thiết kế chung – mechanical design

Đây là tiêu chí quan trọng đánh giá dựa trên thiết kế cơ học chung của ống nhòm, nó ảnh hưởng nhiều đến độ bền của ống nhòm qua thời gian sử dụng.

Thiết kế càng rắn chắc, các chi tiết cứng cáp sẽ được đánh giá cao, giúp hạn chế lệch trục và các hỏng hóc khác trong quá trình sử dụng. Thậm chí có những ống nhòm được thiết kế đặc biệt dung cho mục đích quân sự, đi rừng, đi biển còn bảo đảm được độ chống shock, chịu rơi được đánh giá rất cao. Ngược lại, nếu ống nhòm có chi tiết nào đó quá yếu, mỏng manh sẽ bị đánh giá thấp.

Tiêu chí này mang hệ số 2 trong hệ thống tính điểm.

II. ĐÁNH GIÁ QUAN SÁT THỰC TẾ

Việc đánh giá dựa trên khả năng quan sát thực tế của ống nhòm là một phần cực kì quan trọng, có thể có những ống nhòm tuy điểm thông số không cao nhưng lại được đánh giá cao khi quan sát thực tế và ngược lại. Chúng tôi đánh giá phần này dựa trên 6 tiêu chí cơ bản

Độ sáng - Brightness

Chúng tôi quan sát và đánh giá độ sáng của hình ảnh ở điều kiện ánh sáng ban ngày để loại bỏ yếu tố độ mở khác nhau giữa các ống nhòm, giữ sự công bằng cho các ống nhòm có độ mở nhỏ. Hình ảnh càng trong sáng, điểm ghi nhận sẽ càng cao và ngược lại.

Tiêu chí này mang hệ số 1 trong hệ thống tính điểm.

Màu sắc - Colour

Cũng được kiểm tra qua cảnh vật ban ngày, màu sắc được so sánh với màu thực tế của cảnh vật khi nhìn bằng mắt thường. Hình ảnh có màu sống động hơn mắt thường, màu thực như mắt thường hay như phủ một lớp sương mờ, ngã màu, mờ đục hoặc ám màu sẽ được chấm điểm thích hợp.

Tiêu chí này mang hệ số 1 trong hệ thống tính điểm.

Độ phản xạ trong – Internal reflections


Tiêu chí này đánh giá khả năng giảm thiểu sự phản xạ bên trong long ống kính, hiện tượng gây ra những phản chiếu, “bóng ma”, lóe sáng khó chịu khi nhìn vào các vật có cường độ sáng cao hoặc ánh sáng chiếu xiên, làm nền đen xung quanh trường nhìn không đen hoàn hảo.

Chúng tôi dựa vào sự xuất hiện “ghost”, “flare”, độ đen của nền quanh trường nhìn khi nhìn vật có độ sáng cao, mặt trăng để đánh giá và cho điểm.

Tiêu chí này mang hệ số 1 trong hệ thống tính điểm.

Độ phân giải, độ nét - Resolution

Độ phân giải của một dụng cụ quang học nói dễ hiểu là khả năng nhận ra một góc nhất định, góc này càng nhỏ tương ứng với khả năng phân giải càng cao. Mỗi ống nhòm đều có một khả năng phân giải nhất định, đáng ngạc nhiên là độ phân giải lại không phụ thuộc vào độ phóng đại mà phụ thuộc vào chất lượng quang học của các lăng kính. Độ phóng đại lớn nhưng ảnh nhòe tệ hơn phóng đại nhỏ nhưng ảnh căng nét.

Chúng tôi kiểm tra tiêu chí này bằng cách nhìn qua ống nhòm đọc những ô vạch ngang (horizontal resolution) và dọc (vertical resolution) in trên giấy ở một khoảng cách 30ft theo chuẩn. Ghi nhận ô vạch nhất mà mắt còn nhận ra được đó là những sọc riêng biệt. Điểm số là trung bình của độ phân giải ngang - dọc.

Độ nét cũng ảnh hưởng mạnh đến độ phân giải, do đó tiêu chí độ nét được tính chung.

Tiêu chí này mang hệ số 2 trong hệ thống tính điểm.

Độ sai sắc – Chromatic aberration

Hiện tượng sai sắc có ở hầu hết các ống nhòm và là hiện tượng ảnh hưởng mạnh đến chất lượng hình ảnh. Sai sắc biểu hiện rõ nhất ở những viền màu (xanh, vàng, tím …) xung quanh rìa một đối tượng trên nền có độ tượng phản cao (ví dụ rìa mái nhà trên nền trời sáng), ánh phản chiếu của vật kim loại …


So sánh khả năng chống sai sắc (quang sai)

Tiêu chí này được chúng tôi đánh giá bằng cách quan sát những vật thể dễ xuất hiện sai sắc và chấm điểm. Ống nhòm càng hạn chế được hiện tượng này sẽ được đánh giá cao.

Tiêu chí này mang hệ số 2 trong hệ thống tính điểm.

Tỷ lệ trường nhìn tốt – Useful field of view


Với đa số ống nhòm, từ tâm trường nhìn dần ra biên chất lượng hình ảnh sẽ giảm dần về cả độ nét, độ sáng, màu sắc … càng về gần biên ảnh sẽ càng mờ, biến dạng và tối đi. Những ống nhòm trường rộng hiện tượng này sẽ càng rõ hơn, đó là nhược điểm rất khó khắc phục của ống nhòm trường rộng. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tính chất này như: Hiện tượng coma, trường cong (field curvature), biến dạng ảnh (distortion), tối vùng biên, mờ biên (edge blur), tối vùng biên …





Mô phỏng các hiện tượng làm giảm chất lượng hình ảnh vùng biên

Chúng tôi đánh giá tổng quan tiêu chí này bằng cách đo phần trăm trường nhìn hữu dụng của ống nhòm trên tổng trường nhìn bằng cách quan sát ngôi sao trong đêm, đặt nó ở tâm và dần di chuyển nó ra biên, theo dõi và ghi nhận điểm mà tại đó hình ảnh ngôi sao không còn tốt nữa. Kết hợp với quan sát những vật thể ở xa và nhiều chi tiết buổi sáng. Ống nhòm có tỷ lệ trường nhìn hữu dụng càng lớn điểm sẽ càng cao.

Tiêu chí này mang hệ số 2 trong hệ thống tính điểm.

III. NHỮNG TIÊU CHÍ KHÁC

Những tiêu chí bổ sung như khả năng chống nước, chống động sương, có la bàn, thước đo khoảng cách, nhiệt kế, camera… không được đưa vào tiêu chí chấm điểm nhưng sẽ được cộng điểm trong phần “thiết kế chung”.


Nguyễn Đình Đôn - Đặng Thế Phúc

Trích: thienvanhoc.org

Đôi điều về ống nhòm

Bài được trích và dịch từ cuốn Star Ware - The Amateur Astronomer's Guide to Choosing, Buying and Using Telescope and Accessories của tác giả Philip S. Harington, có bổ xung, chỉnh sửa và minh họa thêm ở đôi chỗ để bài viết được rõ ràng hơn. Vô cùng xin lỗi tác giả!

------------------------------------------------------------------------


ĐÔI ĐIỀU VỀ ỐNG NHÒM: HAI MẮT BAO GIỜ CŨNG TỐT HƠN MỘT

Việc này có thể sẽ gây ngạc nhiên cho một số người vì tôi (tác giả) chọn ống nhòm thay vì kính thiên văn để bắt đầu cho việc thảo luận các thiết bị quan sát thiên văn. Trước hết, tại sao lại phải là ống nhòm trong khi các loại kính thiên văn luôn có đầy trên thị trường. Câu trả lời rất đơn giản. Tôi nghiêm túc đề nghị rằng nếu túi tiền của bạn có hạn, hoặc nếu bạn là người mới đến với sở thích ngắm trăng sao thì việc đắn đo xem có nên mua một chiếc kính thiên văn rẻ tiền hay không là điều không nên chút nào, vì những chiếc kính như thế chắn chắc sẽ cho kết quả rất đáng thất vọng. Trong trường hợp này, sẽ là khôn ngoan nếu bạn sử dụng số tiền đó để mua một chiếc ống nhòm tương đối tốt, hay có thể là sự kết hợp ống nhòm + tripod (giá 3 chân) cùng với một bộ bản đồ sao và tài liệu hướng dẫn quan sát. Ống nhòm không chỉ là một thiết bị tuyệt vời trong quan sát thiên văn mà còn là một thiết bị hoàn hảo để quan sát các đối tượng trên mặt đất chẳng hạn như xem thi đấu thể thao hay quan sát chim cò trong tự nhiên….

Ống nhòm luôn là giải pháp tốt nhất cho những ai mới đến với thiên văn và muốn khám vẻ đẹp bao la của vũ trụ. Đặc điểm nhìn bằng cả hai mắt của ống nhòm dường như cũng tự nhiên hơn so với việc chỉ có thể liếc một mắt nhìn qua thị kính của kính thiên văn, sự khác biệt này tưởng như đơn giản thực ra rất quan trọng vì mức độ thoải mái của người quan sát không chỉ làm việc quan sát thêm thú vị mà còn làm tăng thêm khả năng nhìn trực quan. Độ tương phản, độ phân giải và khả năng phát hiện các vật thể có độ sáng yếu đều được cải thiện đơn giản chỉ bằng cách quan sát với hai mắt thay vì một. Mỗi một nhà thiên văn nghiệp dư đều nên trang bị cho mình một chiếc ống nhòm tốt nhất có thể, bất chấp chiếc kính thiên văn của họ như thế nào đi chăng nữa.

Một số lời khuyên khi lựa chọn ống nhòm:

Khi chọn mua một chiếc ống nhòm, điều trước tiên cần phải xem xét là độ phóng đại. Ống nhòm có độ phóng đại thấp, tức trường nhìn rộng sử dụng cho việc quan sát dải ngân hà rất tốt. Nhưng để quan sát một số đối tượng cụ thể như trăng, tinh vân, thiên hà, cụm sao… thì độ phóng đại cao lại được ưa chuộng hơn. Tuy nhiên, hãy luôn nhớ rằng độ phóng đại tăng thì khối lượng ống nhòm cũng tăng theo. Điều này rất quan trọng nếu như bạn có ý định dùng tay để quan sát qua ống nhòm. Hầu hết mọi người đều cảm thấy thoải mái khi quan sát qua ống nhòm 10x50, nhưng nếu hai con số này (độ phóng đại và độ mở) tăng lên một cách đáng kể thì việc giữ ống nhòm trên tay là gần như không thể. Đó là lý do vì sao ở trên tôi khuyên bạn nên có thêm tripod cho ống nhòm!






Tripod cho ống nhòm dùng trong quan sát thiên văn.

Một số nhà sản suất tung ra thị trường loại ống nhòm có thể tăng độ phóng đại ban đầu lên hai hay thậm chí 3 lần bằng cách gạt cần trên thân ống. Tuy nhiên, chẳng có gì trên đời này là miễn phí cả (nothing in this life is free), để sỡ hữu những loại ống nhòm như thế bạn phải bỏ ra nhiều tiền hơn. Những loại ống nhòm như thế đòi hỏi hệ thống quang học bên trong phức tạp hơn nhiều so với các loại ống nhòm có độ phóng đại cố định. Càng có nhiều chi tiết quang học, càng nhiều khả năng thiết bị đó sẽ không hoạt động hoàn hảo. Thêm vào đó, ở độ phóng đại cao nhất thì độ sáng của ảnh bao giờ cũng là thấp nhất, do vậy làm cho các đối tượng mờ gần như trở nên không nhìn thấy được. Vì vậy, nguyên tắc quan trọng nhất là hãy gắn bó với các loại ống nhòm có độ phóng đại cố định.

Điều lưu ý thứ hai khi chọn ống nhòm đó là đường kính vật kính (độ mở ống kính). Và câu hỏi đặt ra là nên chọn đường kính vật kính bao nhiêu là vừa, có nên chọn đường kính thật lớn để thu được nhiều ánh sáng hay không? Khi chọn kính thiên văn, các nhà thiên văn nghiệp dư thường có câu “càng lớn càng tốt – bigger is better”, mắc dù điều này thường đúng đối với kính thiên văn, nhưng với ống nhòm thì không hẳn vậy. Để việc quan sát qua kính thiên văn và ống nhòm đạt hiệu quả cao nhất thì đường kính của chùm sáng rời khỏi thị kính – vòng tròn thị kính hay exit pupil – phải tương đương với kính thước con ngươi của mắt người. Mặc dù kính thước đồng tử ở mỗi người là khác nhau tùy theo độ tuổi, điều kiện sáng môi trường và một số yếu tố khác như di truyền… thì con số này cũng chỉ thường dao động trong khoảng từ 2.5mm với ánh sáng ban ngày cho đến khoảng 7mm trong điều kiện tối hoàn toàn. Nếu tại thời điểm quan sát, vòng tròn thị kính (exit pupil) của KTV hay ống nhòm nhỏ hơn đồng tử mắt người thì ta không thấy được trường nhìn lớn nhất của thiết bị quan sát. Ngược lại, vòng tròn thị kính quá lớn sẽ gây “lãng phí trường nhìn” do đồng tử mắt người không thể hứng trọn chùm sáng đi ra từ thị kính.

Vòng tròn thị kính
được tính bằng cách lấy đường kính vật kính/độ phóng đại. VD ống nhòm 7x50 sẽ có vòng tròn thị kính là 50/7=7.1mm. Như vậy, với cùng độ phóng đại, ống nhòm có độ mở càng lớn thì vòng tròn thị kính càng lớn. Nếu bạn còn trẻ và địa điểm quan sát dự định sẽ là vùng quê hay nông thôn, nơi có bầu trời lý tưởng để ngắm sao thì ống nhòm có vòng tròn thị kính khoảng 7mm (VD 7x50 hay 10x70) sẽ là sự lựa chọn tốt nhất cho bạn. Còn nếu bạn là người đã có tuổi, hoặc sống trong vùng bị ô nhiễm ánh sáng như thành phố thì ống nhòm có vòng tròn thị kính vào khoảng 4-5mm (VD 8x40 hay 10x50) là tốt nhất.

Yếu tố thứ 2 cần phải xem xét đó là hệ thống đảo chiều ảnh của ống nhòm. Các ống nhòm ngày nay thường sử dụng một trong hai hệ thống đảo ảnh sau: hệ lăng kính roof nhỏ gọn hoặc hệ lăng kính Porro "kồng kềnh" (xem hình)


Vậy ta nên chọn loại nào trong hai thiết kế trên? Xin trả lời rằng: với cùng thông số như nhau, ống nhòm sử dụng hệ lăng kính Porro sẽ cho hình ảnh tươi sáng hơn, độ sắc nét và độ tương phản cao hơn so với ống nhòm sử dụng hệ lăng kính Roof. Tại sao ư? Hệ lăng kính Roof – vốn bắt đầu được ứng dụng phổ biến từ những năm 1960 – thực ra không phản xạ ánh sáng hiệu quả như hệ Porro. Một trong hai lăng kính trong hệ Roof cần phải được tráng kim loại (nhôm hoặc bạc) ở 1 mặt để phản xạ ánh sáng tới được thị kính, do đó một phần ánh sáng sẽ bị hấp thụ khi gặp phải lớp kim loại này, kết quả là hình ảnh trở nên tối hơn một ít. Trong khi đó, hệ lăng kính Porro chất lượng cao không cần được tráng ở bất kì mặt nào mà vẫn phản xạ gần như toàn bộ ánh sáng tới, nên sẽ cho ra hình ảnh tươi sáng hơn.

Tuy nhiên điều này không có nghĩa tất cả các ống nhòm sử dụng hệ lăng kính roof đều không đáng để mắt tới. Nhiều “ngôi sao” trong ngành công nghiệp sản xuất ống nhòm, trong đó có Zeiss và Canon, đã cho ra những sản phẩm ống nhòm dùng lăng kính roof với chất lượng hình ảnh đáng nể! Chất lượng nhất là các ống nhòm sử dụng lăng kính roof theo hệ Abbe-König, cho phép nhiều ánh sáng truyền qua hơn thiết kế kiểu Schmidt-Pechan cổ điển. Tất nhiên, bạn cũng phải bỏ nhiều tiền hơn để có được chất lượng hình ảnh tốt hơn.








Hệ lăng kính roof đảo ảnh kiểu Schmidt-Pechan (trái) và hệ lăng kính roof đảo ảnh kiểu Abbe-König (phải)


Do đường di chuyển của ánh sáng trong hệ lăng kính roof là phức tạp hơn nhiều so với hệ Porro, nên yêu cầu về tính chính xác trong sản xuất cũng cao hơn khiến giá cả loại ống nhòm này bị đẩy lên cao. Đây cũng là một nhược điểm của các loại ống nhòm dùng lăng kính roof.

Ngoài ra, nếu đang quan tâm đến ống nhòm hệ roof thì bạn cũng nên biết đến khái niệm phase coating (lớp tráng hiệu chỉnh pha). Để dễ hiểu phase coating là gì và vì sao phải có, ta nên tìm hiểu rõ lại thuật ngữ roof. Roof- tiếng Anh nghĩa là mái nhà, trong quang học roof cũng có nghĩa là mái, và lăng kính roof có nghĩa là lăng kính có mái.



Trong hệ lăng kính roof của ống nhòm, khi ánh sáng đi vào và phản xạ tại mái của lăng kính sẽ bị tách thành hai chùm sáng riêng biệt, sau đó hai chùm này tiếp tục được phản xạ độc lập bên trong lăng kính rồi lại hợp nhất với nhau trước khi đến được thị kính. Do quãng đường di chuyển của hai chùm sáng này có sự khác biệt đôi chút, một nửa sẽ có quãng đường di chuyển dài hơn nửa kia nên có sự sai lệch nhỏ về pha giữa hai chùm sáng, kết quả làm cho ảnh cuối cùng tạo bởi sự kết hợp hai chùm sáng bị mất cân bằng về màu sắc. Để rõ hơn về sự tạo ảnh qua hệ roof có thể xem clip minh họa ở links sau: http://www.nikon.com/about/technolog...ular/index.htm

Đến đây có lẽ chúng ta cũng đã hiểu ra nhiệm vụ của phase coating là để làm gì! Để khắc phục sự trễ pha trên, nhà sản xuất phủ một lớp tráng lên một mặt phản xạ của mái lăng kính (cần phân biệt với lớp tráng bạc hay nhôm)- nơi ánh sáng di chuyển với khoảng cách ngắn hơn để kéo dài quãng đường di chuyển này, giúp cả hai chùm sáng trở nên cùng pha trước khi kết hợp lại với nhau.


Trở lại hệ lăng kính Porro, mặc dù không mắc phải các khuyết điểm như hệ roof, nhưng chất lượng ảnh của hệ Porro lại bị ảnh hưởng bởi chủng loại thủy tinh sử dụng làm lăng kính. Các ống nhòm chất lượng cao sử dụng lăng kính được sản xuất từ thủy tinh BaK-4 (Barium Crown), trong khi các lăng kính rẻ tiền hơn được sản xuất từ thủy tinh BK-7 (Borosilicate). Thủy tinh BaK-4 cho phép tạo ra hình ảnh sáng và sắc nét hơn vì hiện tượng phản xạ toàn phần xảy ra trong lăng kính BaK-4 là hoàn toàn, mọi tia sáng đi vào đều được phản xạ trở ra một cách nguyên vẹn. Trong khi đó thủy tinh BK-7 có chiết suất thấp hơn nên không phải tất cả các tia sáng đi vào lăng kính BK-7 đều đạt được góc tới giới hạn để xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần, kết quả là hình ảnh cho bời ống nhòm có lăng kính làm từ thủy tinh BK-7 sẽ tối hơn so với một ống nhòm có cùng thông số có nhưng lăng kính được chế tạo từ thủy tinh BaK-4.

Hầu hết các nhà sản xuất đều ghi chú ống nhòm của họ sử dụng lăng kính BaK-4 (nếu có) trên thân ống.



Tuy nhiên, nếu nhà sản xuất không ghi hoặc bạn muốn tự mình kiểm tra tính chính xác của thông tin thì ta vẫn có cách kiểm tra như sau: giữ ống nhòm ở khoảng cách bằng độ dài cánh tay, hướng ống nhòm về một vùng sáng bất kì và nhìn vào thị kính bạn sẽ thấy một đĩa tròn sáng như trôi lơ lửng phía trong thị kính – đây chính là hình ảnh trực quan của vòng tròn thị kính (exit pupil) - Nếu lăng kính là BaK-4, vòng tròn thị kính sẽ là một đĩa tròn hoàn hảo; còn ngược lại- nếu lăng kính là BK-7, vòng tròn thị kính sẽ có dạng kim cương (diamond-shaped) với viền xám (gây ra bởi phần ánh sáng không được phản xạ hoàn toàn).

Một yếu tố khác cần được đề cập đến nữa là lớp tráng phủ (coating). Lớp tráng quang học (màng mỏng quang học) giúp cải thiện lượng ánh sáng truyền qua và giảm sự phản xạ bề mặt của thấu kính. Một thấu kính không được tráng phủ sẽ phản xạ khoảng 4% lượng ánh sáng tới. Bằng cách tráng thêm một lớp mỏng Magie Fluoride lên cả hai mặt của thấu kính, sự phản xạ có thể giảm xuống chỉ còn 1.5%. Thấu kính được phủ Magie Fluoride sẽ ngã nhẹ sang màu đỏ tía khi để nghiêng thấu kính một góc dưới ánh sáng. Nếu lớp phủ quá mỏng, màu này sẽ chuyển nhẹ sang sắc hồng. Ngược lại, nếu lớp phủ quá dày thì màu xanh lá cây nhạt sẽ xuất hiện. Còn thấu kính không được phủ tất nhiên sẽ chẳng có màu gì để bàn đến ^^!

Chú ý: đôi khi ta cũng bắt gặp có nhà sản xuất đề trên thân ống là Ruby Coating. Vậy lớp phủ ruby này có tốt không? Lợi ích của loại lớp phủ này thực sự vẫn chưa được nhiều tài liệu đề cập đến, nhưng các nhà sản xuất loại ống nhòm sử dụng lớp phủ này nói rằng chúng là loại tốt nhất để chống chói khi quan sát các vật có cường độ sáng khá lớn, chẳng hạn như tuyết hay cát trắng dưới ánh nắng. Điều này có thực sự đúng hay không thì chúng ta vẫn chưa biết, nhưng chắc chắn một điều loại lớp phủ này chỉ mang lại bất lợi khi quan sát thiên văn do chúng làm giảm cường độ sáng của đối tượng quan sát.

Ngày nay, hầu như tất cả các loại ống nhòm đều có thấu kính được tráng phủ Magie Fluoride, nhưng đều này vẫn chưa nói lên được gì nhiều về chất lượng. Với một số loại ống nhòm rẻ tiền, cụm từ coated optics thường có nghĩa là chỉ có mặt ngoài của vật kính và thị kính là được tráng, còm mặt trong và những thành phần thấu kính bên trong thì vẫn giữ nguyên. Muốn có được chất lượng ảnh tốt nhất, bắt buột tất cả cả các thấu kính đều phải được tráng phủ ở cả hai mặt, vì vậy fully coated optics thường được ưa chuộng hơn.

Tuy nhiên, vẫn chưa hết. Nếu như tráng phủ 1 lớp mang lại hiệu quả tốt thì việc tráng phủ nhiều lớp trên thấu kính thậm chí còn cho kết quả tốt hơn. Do đó ta có thuật ngữ multicoated lens. Các thấu kính được tráng phủ nhiều lớp giảm hiện tượng phản xạ xuống chỉ còn dưới 0.5% (so với 1.5% khi tráng phủ 1 lớp) và phản xạ màu xanh lá khi để nghiêng dưới ánh sáng. Kết hợp những gì tốt nhất- ống nhòm với các thấu kính được phủ nhiều lớp mỏng magie fluoride là một công cụ vô cùng lý tưởng để quan sát thiên văn.

Vấn đề tiếp theo nữa là khoảng đặt mắt (eye relief). Một ống nhòm tốt phải có khoảng đặt mắt tốt. Khoảng đặt mắt là khoảng cách cần thiết giữa mắt và thị kính để mắt có thể thấy được toàn bộ trường nhìn của ống nhòm mà không cần phải đảo mắt. Nếu khoảng đặt mắt quá ngắn, người quan sát sẽ cảm thấy không thoải mái vì mắt phải đặt thật sát ống nhòm mới mong có được trọn trường nhìn, và nếu là người phải đeo kính, bạn sẽ thấy vấn đề này nghiêm trọng đến thế nào! Ngược lại, nếu khoảng đặt mắt quá lớn, việc giữ cho ống nhòm không bị rung để hình ảnh trong thị kính khỏi bị lệch ra ngoài tầm nhìn lại trở thành vấn đề. Khoảng đặt mắt tốt nhất nên nằm trong khoảng 14-20mm, ở độ phóng đại càng lớn thì khoảng cách này càng có xu hướng thu ngắn lại.

Vậy còn hệ thống lấy nét (focusing) của ống nhòm thì sao nhỉ? Hầu hết các loại ống nhòm đều được trang bị núm xoay lấy nét nằm giữa hai ống, gọi là lấy nét trung tâm (center-focusing).Một số khác lại dùng hệ thống lấy nét riêng lẻ (individual-focusing), mỗi bên của ống nhòm được lấy nét độc lập với nhau.Tuy nhiên, cho dù có thiết kế kiểu nào- lấy nét độc lập hay trung tâm- thì bộ phân lấy nét đều phải hoạt động thật êm. Cũng nên tránh các loại ống nhòm rẻ tiền có bộ “lấy nét nhanh-fast focus”sử dụng cần gạt thay cho núm xoay, loại này có thể có ích khi quan sát các đối tượng chuyển động, nhưng để dùng trong ngắm sao thì mức độ lấy nét chi tiết của loại này là không đủ. Thậm chí đáng ngại hơn nữa là có những kiểu ống nhòm chẳng có lấy một cơ cấu nào để lấy nét (núm hay cần gì đều không có) và được gọi là fixed-focus. Thực tế, chúng được nhà sản xuất lấy nét sẵn ở khoảng cách 100m từ người quan sát, tuy nhiên các ngôi sao còn ở xa hơn thế nhiều lần!

Thực tế, các nhà sản xuất đều nhận ra rằng hầu hết mỗi người đều có một mắt tốt và một mắt kém hơn. Vì vậy trong thiết kế ống nhòm lấy nét trung tâm, các hãng sản xuất cho phép một bên thị kính của ống nhòm có thể điều chỉnh để lấy nét khác đi một ít so với ống kia, gọi là cơ cấu bù trừ độ (diopter adjustment). Cơ cấu này thường được đặt ở thị kính bên phải và hoạt động bằng cách xoay thị kính. Cách sử dụng như sau: trước tiên, nhắm mắt phải lại và xoay núm lấy nét trung tâm để lấy nét cho mắt trái. Sau đó lại nhắm mắt trái và xoay thị kính bên phải để lấy nét cho mắt phải. Như vậy là cả hai mắt của bạn đều đã được lấy nét.

Ống nhòm trên 10x và độ mở từ 60mm được xếp vào loại ống nhòm cỡ lớn (giant binoculars). Những loại này đặc biệt hữu dụng cho việc “săn” sao chổi và qua sát chi tiết mặt trăng hay các hoạt động quan sát cần độ phóng đại lớn hơn mức bình thường. Nếu có ý định mua loại ống nhòm cỡ lớn như trên thì tốt nhất hãy mua kèm theo tripod.

Khi lựa chọn ống nhòm, hãy đảm bảo bạn sẽ sử dụng chúng 1 cách thoải mái nhất. Và đừng quên kiểm tra xem khoảng cách giữa hai ống có phù hợp với khoảng cách hai mắt của bạn không bằng cách đưa lên ngắm thử, khoảng cách giữa hai ống nhòm phải điều chỉnh được trong khoảng 58mm (2.3 inches) đến 71mm (2.8 inches)!

Trích: CLB Thiên văn nghiệp dư TP.HCM - HAAC.